Ninh Thuận là một tỉnh nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là nơi tập trung nhiều tiềm năng phát triển du lịch và dịch vụ. Với sự xuất hiện của nhiều dự án đáng chú ý, việc tìm hiểu và tham khảo bản đồ quy hoạch tỉnh Ninh Thuận mới nhất là điều cần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Hãy cùng Phanrangland tham khảo bài viết sau:
I. Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận
1. Diện tích, dân cư
Ninh Thuận có diện tích tự nhiên lên đến 3.355,34 km² và dân số tính đến năm 2019 là khoảng 590.467 người.
Tỉnh này được chia thành hai khu vực với sự phân bố dân số đều đặn: Thành thị với hơn 211.109 người (chiếm 35,8%) và nông thôn với hơn 379.358 người (chiếm 64,2%), mật độ dân số là 181 người/km².
2. Vị trí địa lý
Tọa lạc tại khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, Ninh Thuận là một trong những tỉnh có vị trí chiến lược đắc địa. Với sự giao thoa của ba trục đường lớn là đường sắt Bắc-Nam, quốc lộ 1A và quốc lộ 27, Ninh Thuận dễ dàng kết nối với các vùng lân cận như Khánh Hòa, Bình Thuận và Lâm Đồng, cùng sự tiếp giáp với biển Đông.
Sở hữu vị trí đắc địa, cách Tp Hồ Chí Minh 340km, Tp Đà Nẵng 642km về phía Nam và chỉ cách TP Nha Trang 105km theo đường Quốc lộ 1A và sân bay quốc tế Cam Ranh 50km Ninh Thuận là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tận hưởng không khí trong lành của biển cả và trải nghiệm hoạt động giải trí thú vị trên biển.
3. Địa hình, khí hậu
Có địa hình đa dạng với 63,2% là núi, 14,4% là đồi và đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích tự nhiên.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, thời tiết ở đây có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 26-27 độ C và lượng mưa trung bình là 700-800mm, tăng dần đến 1.100mm ở khu vực miền núi. Tuy nhiên, nguồn nước ở đây phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh, chỉ đáp ứng 1/3 mức bình quân cả nước.
4. Đơn vị hành chính
Tính đến năm 2023 Ninh Thuận hiện có 7 đơn vị hành chính bao gồm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và 6 huyện: Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc và Thuận Nam.
Trong đó có tổng cộng 65 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 47 xã, 15 phường và 3 thị trấn, đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, tổ chức và phát triển các hoạt động dân sinh, kinh tế, văn hóa trên địa bàn tỉnh.
5. Phát triển du lịch
Với những nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn, bờ biển dài 105km và những dãy núi cao đầy ấn tượng, vùng đất này tự hào sở hữu những bãi biển tuyệt đẹp như Ninh Chữ, Bình Tiên, Cà Ná, thắng cảnh như đồi cát Nam Cương, Mũi Dinh, Hang Rái,… Bên cạnh đó, Vịnh Vĩnh Hy là một trong 8 vịnh đẹp nhất Việt Nam và là một trong 9 vùng sinh quyển của thế giới. Với thiên nhiên ban tặng các khu vực sinh thái đặc biệt, vùng đất Ninh Thuận là nơi lý tưởng cho du lịch biển, du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Vườn quốc gia Phước Bình và Vườn quốc gia Núi Chúa là những điểm đến không thể bỏ qua với sự đa dạng sinh học và bảo tồn loài rùa biển.
Ngoài ra, đây là nơi lưu giữ nhiều công trình văn hóa kiến trúc cổ Chămpa và các lễ hội văn hóa độc đáo. Bạn sẽ có cơ hội tham quan nhiều tháp Chăm như Pôklông Garai, tháp Pôrômê (Ninh Phước), Tháp Hòa Lai (Ba Tháp),… Khám phá các làng nghề Chăm cổ như: Làng gốm Bàu Trúc và Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp cũng là một trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua tại Ninh Thuận.
II. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận
III. Bản đồ quy hoạch phát triển không gian vùng Ninh Thuận
1. Phân vùng chức năng, phân bố hệ thống đô thị, khu dân cư
Ninh Thuận – một tỉnh đầy tiềm năng với bản đồ quy hoạch phát triển không gian vùng được chia thành 4 phân khu chức năng chính:
– Vùng Trung tâm: Với thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và các xã lân cận là nơi tập trung chính trị và kinh tế, chiếm diện tích 26.476 ha, khoảng 7,89% tổng diện tích tự nhiên.
– Vùng phía Bắc: Các huyện Thuận Bắc và Ninh Hải là cửa ngõ phía Bắc của tỉnh, tập trung phát triển kinh tế biển và du lịch, chiếm diện tích 47.951 ha, khoảng 14,29% tổng diện tích tự nhiên. Tại đây sẽ có 01 thị xã, 02 thị trấn và 09 xã, trong đó Lợi Hải được xem là trung tâm đô thị của vùng.
– Vùng phía Nam: Diện tích lớn chiếm tỷ lệ 25,13% tổng diện tích tự nhiên và là cửa ngõ phía Nam của tỉnh, trung tâm công nghiệp và du lịch biển. Với dự đoán đến năm 2030, vùng này sẽ có 01 thị xã, 2 thị trấn và 13 xã, đô thị trung tâm là Phước Dân.
– Vùng phía Tây: Có diện tích lớn hơn gấp đôi với tỷ lệ 52,69% tổng diện tích tự nhiên, là cửa ngõ phía Tây và tiềm năng phát triển các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, du lịch, công nghiệp năng lượng, thủy điện và chế biến. Dự kiến đến năm 2030, vùng này sẽ có 01 thị xã, 03 thị trấn và 16 xã, đô thị trung tâm là Tân Sơn.
2. Hướng phát triển hệ thống đô thị
Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hệ thống đô thị của tỉnh Ninh Thuận đang được định hướng và phát triển một cách khoa học và hiệu quả.
Tính đến năm 2020, toàn tỉnh có 6 đô thị với đa dạng loại hình, trong đó có 01 đô thị loại 2 và 02 đô thị loại IV, III đô thị loại V.
Nhằm tăng cường sự phát triển và hiệu quả, dự đoán đến năm 2030 sẽ có sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã ven Đầm Nại, phía Nam sông Dinh vào thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Bên cạnh đó, dự tính sẽ tăng thêm đô thị trung tâm để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh, với 11 đô thị vào năm 2030 bao gồm 01 đô thị loại II và 03 đô thị loại IV cùng 07 đô thị loại V, bao phủ khắp các vùng của tỉnh. Cùng với đó, Tp Phan Rang – Tháp Chàm được dự đoán sẽ trở thành trung tâm đô thị phát triển vượt trội trong tương lai.
3. Hướng phát triển các khu dân cư trung tâm của xã, cụm xã thuộc tỉnh Ninh Thuận
– Dân số nông thôn:
Năm 2020: Ninh Thuận có khoảng 343.000 – 348.000 người sống ở vùng nông thôn, chiếm 54% dân số tỉnh.
Năm 2030: Dự tính dân số nông thôn sẽ tăng lên khoảng 454.000 – 456.000 người, chiếm 48% dân số tỉnh.
– Đất xây dựng khu vực nông thôn tỉnh Ninh Thuận:
Năm 2020: Có khoảng 4.700 – 4.900 ha đất để phát triển khu dân cư tại các vùng nông thôn.
Năm 2030: Dự kiến diện tích đất xây dựng sẽ tăng lên khoảng 9.000 – 10.000 ha.
– Hệ thống thị tứ đến năm 2030:
Năm 2020, toàn tỉnh Ninh Thuận có 15 thị tứ, bao gồm Phước Tiến, Phước Bình, Phước Trung, Lâm Sơn, Hòa Sơn, Mỹ Sơn, Ma Nới, Thanh Hải, Vĩnh Hy, Phước Vinh, Công Hải, Phước Nam, Phước Hà, Sơn Hải và Cà Ná.
Tuy nhiên, đến năm 2030, các thị tứ này sẽ phát triển lên thành 9 đô thị, giúp giảm tổng số thị tứ xuống còn 9, bao gồm Phước Tiến, Phước Bình, Phước Trung, Mỹ Sơn, Ma Nới, Vĩnh Hy, Phước Vinh, Phước Hà và Sơn Hải, mang đến sự tiến bộ và phát triển cho tỉnh Ninh Thuận.
(Theo Quyết định số 292/QĐ-UBND, ngày 04/9/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030).
IV. Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Ninh Thuận
1. Nhu cầu sử dụng đất tại Ninh Thuận
Kết cấu hạ tầng đóng một vai trò quan trọng trong phát triển đô thị, đến năm 2020 tổng nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích này là 10.044 m2, trong đó có 2.044 m2 dành cho vận tải hành khách bằng xe buýt và 8.000 m2 dành cho bến thủy nội địa.
2. Nhu cầu vốn đầu tư, nguồn vốn
Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch đến năm 2020: Tổng số tiền cần đầu tư là 116,22 tỷ đồng, trong đó có 4,52 tỷ đồng từ vốn sự nghiệp giao thông và 111,70 tỷ đồng từ vốn xã hội hóa.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển bến thủy nội địa tỉnh Ninh Thuận
Theo kế hoạch quy hoạch, đến năm 2020 Ninh Thuận sẽ có tổng cộng 08 bến thủy nội địa phục vụ vận chuyển hành khách, trong đó có 02 bến thủy nội địa hiện có tại khu vực vịnh Vĩnh Hy và 06 bến thủy nội địa mới được đầu tư mở rộng.
4. Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng
Ninh Thuận đã đầu tư phát triển mạng lưới vận tải bằng xe buýt để phục vụ hành khách công cộng. Đến năm 2030, tỉnh sẽ có 8 tuyến nội tỉnh bao gồm 6 tuyến hiện hữu và 2 tuyến mở mới:
– Các tuyến hiện hữu bao gồm: Phan Rang – Ninh Sơn, Phan Rang – Thuận Bắc, Phan Rang – Vĩnh Hy, Phan Rang – Cà Ná, nội thành Phan Rang và Phan Rang – Phước Dinh.
– Hai tuyến mở mới là: Phan Rang – Phước Dân và Phan Rang – Phước Vinh.
5. Quy hoạch kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ xe buýt tuyến xã, huyện, thành phố Phan Rang – Ninh Thuận
Những địa điểm đặc biệt và tiện lợi để phục vụ cho việc di chuyển bằng xe buýt tại các khu vực trong tỉnh Ninh Thuận được quy hoạch và phát triển trong giai đoạn 2021 – 2030, các bến xe nội tỉnh đã được trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và có thể sử dụng như các điểm đầu cuối của các tuyến xe buýt. Bao gồm các điểm đến như:
– Bến xe thị trấn Phước Dân
– Bến xe xã Vĩnh Hải, Vĩnh Hy.
– Bến xe tại vị trí phía Nam dọc quốc lộ 1A, khu trung tâm hành chính của huyện Thuận Bắc.
– Bến xe xã Cà Ná
– Bến xe xã Phước Đại – Bác Ái.
Đây là những điểm dễ dàng tiếp cận và thuận tiện cho việc di chuyển của hành khách.
Ngoài ra, những điểm dừng xe buýt đầu cuối được trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân được bổ sung và quy hoạch trong giai đoạn hiện tại là các bến xe tại xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam và xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.
Tổng số điểm dừng tính đến năm 2020 là 452 điểm dừng, tuy nhiên trong quá trình hoạt động vận tải, sẽ tiếp tục khảo sát và đề xuất vị trí điểm dừng theo hành trình phù hợp thực tế trên từng tuyến.
V. Kết bài
Trên đây là toàn bộ thông tin về bản đồ quy hoạch Ninh Thuận trong giai đoạn từ 2021 đến năm 2023 mà chúng tôi mong muốn được chia sẻ và ngoài ra vẫn còn nhiều thông tin hữu ích khác hãy truy cập phanrangland.com – một trong những kênh mua bán nhà đất chính chủ tại Ninh Thuận để tìm hiểu thêm.
Nếu bạn cần sự hỗ trợ đừng ngần ngại hãy gọi số đến số hotline 0586 366 669 chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn một cách chi tiết nhất.