Nhà ở xã hội – một lựa chọn quen thuộc của người dân thu nhập thấp tại thành phố. Với giá thành hợp lý và các tiện ích hiện đại, loại hình nhà ở này được xem là giải pháp bền vững cho vấn đề nhà ở tại các đô thị lớn.

Vậy nhà ở xã hội là gì ? Và có gì đặc biệt so với các loại hình bất động sản khác? Tìm hiểu ngay tại Phanrangland để khám phá các đặc trưng nổi bật của loại hình nhà ở này và lý do tại sao nó được coi là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai muốn sở hữu một căn hộ chất lượng tại thành phố.
I. Nhà ở xã hội là gì?
Theo Khoản 3 Điều 7 Luật Nhà ở 2014 nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được Nhà nước hỗ trợ cho những đối tượng đủ điều kiện theo quy định.
Với diện tích tối thiểu là 25m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn, các căn hộ chung cư Nhà ở xã hội đảm bảo đầy đủ nhu cầu về không gian sống cho cả gia đình.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân ở từng địa phương, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có thể tăng thêm diện tích cho các căn hộ Nhà ở xã hội lên đến 77m2, với số lượng không vượt quá 10% tổng số căn hộ trong dự án. Riêng Nhà ở xã hội là những căn nhà liền kề thấp tầng, với diện tích không quá 70m2.

II. Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội?
Chính sách nhà ở xã hội được quy định trong Điều 49 Luật Nhà ở 2014 với danh sách 10 đối tượng được hưởng, bao gồm:
– Người có công với cách mạng.
– Các hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
– Những hộ gia đình tại khu vực nông thôn thường xuyên bị thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng.
– Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp
– Các đối tượng như sĩ quan, quân nhân, và công nhân trong lực lượng công an được ưu tiên trong chính sách nhà ở xã hội.
– Cán bộ, công chức, viên chức.
– Những hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở.
– Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.
– Ngoài ra, đối tượng trả lại nhà ở công vụ cũng được hưởng chính sách nhà ở xã hội.

III. Đặc điểm nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đang trở thành giải pháp nhà ở an sinh xã hội tại đô thị và theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng được thiết kế như chung cư nhằm đảm bảo tiêu chuẩn xây dựng và tiện ích cho cư dân. Với các đặc điểm sau:
– Nhà ở xã hội ở các khu đô thị đặc biệt không bị giới hạn số tầng xây dựng.
– Các chung cư xã hội tại đô thị loại 1, 2, 3 và 4 không vượt quá 6 tầng.
– Diện tích xây dựng của mỗi căn nhà ở xã hội cũng rất phù hợp với nhu cầu của người dân, dao động từ 30 – 60m2.
– Các dự án này phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về hạ tầng và thiết kế, đảm bảo tiêu chuẩn chung và đầy đủ các tiện ích. Hơn nữa, quy hoạch dự án cũng phải tuân thủ đúng quy định của từng loại đô thị, để mang lại môi trường sống tốt nhất cho cư dân.
* Một số dự án nhà ở xã hội tại Phan Rang – Ninh Thuận hiện nay:
– Nhà ở xã hội HACOM GALACITY diện tích đất 11.417 m2 với quy mô 848 căn hộ cho người thu nhập thấp được xây dựng tại Khu đô thị mới Đông Bắc, Tp Phan rang – Tháp Chàm, Ninh Thuận.
– Nhà ở xã hội tại Khu tái định cư Thành Hải có diện tích hơn 1,9 ha, quy mô 1.352 căn hộ.

IV. Điều kiện để mua nhà ở xã hội
Theo những quy định về điều kiện mua nhà xã hội được quy định rõ ràng trong Luật Nhà ở năm 2014 tại điều 51. Ngoài việc phải thuộc đối tượng được phép mua, bạn cần phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở, cư trú và thu nhập. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn có thể sử dụng căn nhà xã hội một cách hiệu quả và an toàn.
1. Điều kiện về nhà ở
Những ai đang tìm kiếm cơ hội sở hữu một căn nhà xã hội phải đáp ứng những điều kiện về nhà ở, bao gồm:
– Chưa sở hữu căn nhà riêng và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ tại khu vực sinh sống.
– Nếu bạn đã có nhà, bạn vẫn có cơ hội mua nhà xã hội nếu diện tích ngôi nhà của bạn thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
2. Điều kiện về cư trú
Mua nhà ở xã hội không chỉ đòi hỏi đối tượng mua đáp ứng điều kiện về nhà ở, mà còn phải thỏa mãn điều kiện về cư trú:
– Đã có giấy chứng thực đăng ký thường trú tại khu vực có nhà xã hội.
– Nếu không có đăng ký thường trú, bạn cũng có thể mua nhà xã hội bằng cách đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại khu vực đó.
3. Điều kiện về thu nhập
Để sở hữu một căn nhà xã hội, ngoài các yêu cầu về nhà ở và cư trú, bạn còn cần đáp ứng được điều kiện về thu nhập:
– Những người không cần đóng thuế thu nhập cá nhân như người có thu nhập thấp.
– Người thuộc cận nghèo, nghèo.
– Người làm việc ở khu công nghiệp.
– Cán bộ công an, quân đội.
– Những người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo đã được cập nhật vào sổ theo quy định, đều được xem xét để mua nhà ở xã hội.
V. Nên mua nhà ở xã hội hay không?
Hiện nay vấn đề định cư và nhu cầu nhà ở đang gây ra bất ổn trong các thành phố lớn, đặc biệt là với những người có thu nhập thấp. Giải pháp tuyệt vời đó là những khu nhà ở xã hội, được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp lao động này, giúp họ có điều kiện sinh sống ổn định và đáng tin cậy.
Bằng việc hỗ trợ hộ an cư lạc nghiệp, mô hình nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu sinh sống lâu dài mà không cần đầu tư số tiền quá lớn. Tuy nhiên, để quyết định mua nhà ở xã hội hay không, người mua cần phải nắm rõ các ưu điểm và hạn chế của loại hình bất động sản này.
1. Ưu điểm vượt trội
– Giá cả: Với sự hỗ trợ từ Nhà nước, giá cả của căn hộ phù hợp với các gia đình có thu nhập thấp.
– Hệ thống tiện ích: Được trang bị hệ thống giáo dục, khu vui chơi, giúp đáp ứng nhu cầu sống của cư dân.
– Kiến trúc xây dựng: Các dự án nhà ở xã hội luôn được đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của các gia đình.
– Thời gian thi công: Cũng tương đối nhanh chóng, giúp cư dân sớm có thể bắt đầu cuộc sống mới trong căn hộ mới của mình.
2. Nhược điểm của nhà ở xã hội
Nhà ở xã hội đã trở thành một lựa chọn phổ biến cho những người có thu nhập trung bình, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có nhược điểm. Trước khi quyết định mua nhà ở xã hội, bạn cần phải cân nhắc kỹ về những hạn chế của nó:
– Những dự án nhà ở xã hội thường được xây dựng ở những vị trí xa trung tâm, với giao thông không thuận tiện và chất lượng dịch vụ không đảm bảo.
– Tiện ích và nội thất của nhà ở xã hội cũng có thể không đạt chuẩn cao như những căn hộ cao cấp khác.
– Người mua nhà ở xã hội không được thế chấp ngân hàng ngoại trừ trong trường hợp vay vốn để mua chính căn hộ xã hội.
– Việc chuyển nhượng nhà ở xã hội là điều không đơn giản và cần tuân thủ một số quy định của nhà nước.
– Chỉ những hộ gia đình được xác định trong chính sách của nhà nước hoặc có hoàn cảnh khó khăn mới được phép mua nhà ở xã hội.
– Ngoài ra, thủ tục mua nhà ở xã hội cũng khá rắc rối và đòi hỏi nhiều loại hồ sơ phức tạp.

VI. Nhà ở xã hội có được thế chấp hay không?
Theo quy định của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, trong đó Khoản 4 và Khoản 5 Điều 19 của Nghị định này: Người mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp hoặc chuyển nhượng trong vòng ít nhất 5 năm kể từ khi thanh toán hết giá trị căn hộ. Chỉ khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới được phép bán, thế chấp hoặc cho thuê.
– Những đối tượng mua nhà xã hội sẽ không được phép thế chấp ngoài trường hợp vay tiền mua chính căn hộ đó từ ngân hàng. Điều này là một trong những quy định đúng đắn của nhà nước để bảo vệ quyền lợi của người dân. Mô hình nhà xã hội được thiết kế để tạo điều kiện cho mọi người có thể sở hữu một mái ấm gia đình hạnh phúc và đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ.
VII. Thời hạn nhà ở xã hội sử dụng trong bao lâu?
Đây là một loại nhà ở được Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt như những người có công với cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo và người thu nhập thấp. Theo Luật Nhà ở 2014, để được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội, đối tượng còn phải đáp ứng một số điều kiện khác như chưa có sở hữu nhà ở riêng, đăng ký thường trú hoặc tạm trú trong vòng một năm trở lên tại tỉnh đó.
Theo Điều 161 Luật Nhà ở, cá nhân nước ngoài chỉ được phép sở hữu nhà ở tối đa 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu bạn kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bạn có thể sở hữu căn nhà lâu dài như một công dân Việt Nam.
Hiện nay pháp luật không quy định về niên hạn sử dụng của nhà ở xã hội.
Như vậy với các đối tượng đã đáp ứng điều kiện và mua được nhà ở xã hội, họ sẽ sở hữu nó lâu dài và không phải lo lắng về việc bị thu hồi sau một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, chỉ có đối tượng người nước ngoài mới bị hạn chế thời gian sở hữu nhà.

VIII. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về nhà ở xã hội, về đối tượng, đặc điểm, điều kiện sở hữu,… và còn rất nhiều bài viết về nhiều chủ đề hấp dẫn khác, đừng ngần ngại hãy truy cập vào website phanrangland.com hoặc thông qua số hotline 0978 339 328 để được tư vấn thêm nhiều thông tin hữu ích khác.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và đón đọc.