Sổ đỏ, sổ hồng và các loại giấy tờ đất khác có gì khác nhau? Mỗi loại sổ đất mang giá trị pháp lý và mục đích sử dụng riêng. Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ đặc điểm, quyền lợi và lưu ý khi giao dịch các loại sổ đất phổ biến hiện nay.

1. Sổ đỏ

Là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009 với tên gọi pháp lý là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại giấy chứng nhận như:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,

+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Vào ngày 19/10/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88/2009/NĐ-CP, trong đó quy định về việc áp dụng mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên toàn quốc.

Từ ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phát hành mẫu Giấy chứng nhận mới này.

Hiện nay, tên gọi Giấy chứng nhận mới đã được thừa kế trong khoản 16 Điều 3 của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan, cụ thể như sau:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất (theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013)”

Sổ đỏ
Sổ đỏ

2. Sổ hồng

Sổ hồng là tên gọi của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước ngày 10/12/2009 (thời điểm Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực). Sổ hồng là tên gọi người dân thường gọi nhằm phân biệt giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở (có bìa màu hồng) và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có bìa màu đỏ).

Hiện hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định chung mẫu mới (có bài màu hồng).

Tại khoản 6 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Tóm lại, sổ hồng là một loại giấy chứng nhận pháp lý được cấp bởi Nhà nước để xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất, sở hữu nhà ở và công trình xây dựng đủ điều kiện. Đây là một tài liệu pháp lý quan trọng để chứng minh các quyền này được Nhà nước công nhận.

Sổ hồng
Sổ hồng

2.1 Sổ hồng mẫu cũ

Sổ hồng cũ được hiểu cơ bản chính là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở do Bộ Xây dựng cấp (mẫu Sổ hồng được cấp trước ngày 10.12.2009). Sổ đỏ được hiểu cơ bản chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

2.2 Sổ hồng mẫu mới hiện hành

Sau khi nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực vào ngày 10/12/2009, hai loại sổ đất trước đây đã được hợp nhất thành một giấy chứng nhận mới có tên là Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, Quyền Sở Hữu Nhà Ở Và Tài Sản Khác Gắn Liền Với Đất.

Giấy chứng nhận này được áp dụng trên toàn quốc cho mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, được ban hành bởi Bộ Tài Nguyên – Môi Trường, và được thiết kế với màu hồng truyền thống của Sổ Hồng.

Sổ hồng mẫu mới hiện hành
Sổ hồng mẫu mới hiện hành

3. Sổ xanh

Sổ xanh, hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, là một loại sổ đặc biệt có thời hạn, được cấp bởi Lâm trường – đơn vị chuyên sản xuất và khai thác rừng, cho phép người dân quản lý, khai thác và trồng rừng trên đất được cho thuê.

Sổ xanh có bìa màu xanh da trời. Khi hết thời hạn, nếu nơi đó chưa có chủ trương giao lại đất cho người dân, Lâm trường sẽ nhận lại quyền sử dụng đất. Điều này có nghĩa là sổ xanh thực chất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng hoặc đất nông nghiệp.

Sổ xanh
Sổ xanh

4. Sổ Trắng

Trong các văn bản pháp luật Việt Nam, chưa có quy định cụ thể về khái niệm sổ trắng. Tuy nhiên, người dân thường gọi các loại giấy tờ về nhà đất cũ theo màu sắc của chúng là sổ trắng. Hiện nay, sổ trắng có nhiều loại khác nhau, bao gồm những giấy tờ được cấp trước và sau ngày 30/04/1975, giấy phép mua bán nhà, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận (hoặc quyết định) của UBND cấp huyện công nhận quyền sở hữu nhà ở và nhiều loại giấy tờ khác.

Theo Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sổ trắng hiện nay chỉ ám chỉ một số giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất, bao gồm văn tự mua bán, đổi, tặng, thừa kế nhà ở gắn liền với đất ở có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ, văn tự đoạn mãi bất động sản (nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ, bằng khoán điền thổ, giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời.

Theo Nghị định 84/2007/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2008, các loại giấy trắng chỉ được sử dụng để giao dịch khi đã được đổi thành giấy hồng (đối với các loại giấy trắng về nhà và đất) hoặc giấy đỏ (đối với các loại giấy trắng về đất). Các giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chỉ có ghi diện tích đất khuôn viên thì được pháp luật công nhận quyền sử dụng đất gắn liền. Trong trường hợp này, giấy tờ sẽ được chuyển đổi qua giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất mới (Sổ hồng mới).

Sổ Trắng
Sổ Trắng

5. Lời kết 

Qua bài viết trên giúp bạn có thêm thông tin bổ ích về tất cả các loại sổ Đất hiện nay mà  PhanrangLand tổng hợp lại. Nếu bạn muốn tìm hiểu về các loại hình bất động sản khác tại Ninh Thuận hãy gọi đến hotline 0978 339 328 để được chuyên viên tư vấn chi tiết hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

So sánh
Sắp xong, chọn thêm một tin đăng nữa để so sánh!