Thuận Nam được biết đến là một huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận. Tỉnh này nằm ở ven biển nên rất có lợi thế về du lịch, nuôi trồng thuỷ hải sản. Và trong nội dung bài viết dưới đây, Phanrangland.com sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về vị trí địa lý và tài nguyên đất của Thuận Nam Ninh Thuận. Cùng theo dõi để cập nhật nhé!

Vị trí địa lý của Thuận Nam Ninh Thuận

Huyện Thuận Nam nằm ở phía Nam của tỉnh Ninh Thuận, phía Bắc của huyện này giáp với huyện Ninh Phước, còn phía Đông tiếp giáp với biển, phía Tây lại tiếp giáp với huyện Ninh Sơn, trong khi đó phía Nam giáp với tỉnh Bình Thuận. Trung tâm huyện Thuận Nam cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm về phía Nam và thành phố Phan Thiết (Bình Thuận) về phía Bắc theo hướng quốc lộ 1A là 20km.

Thuận Nam là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Thuận

Thuận Nam là một huyện ven biển của tỉnh Ninh Thuận

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Thuận Nam Ninh Thuận là 56.453,11ha chiếm 16,81% diện tích tự nhiên trên toàn tỉnh. Dân số vào năm 2010 của huyện này đạt 55.187 người, chiếm 9,75% dân số trên toàn tỉnh Ninh Thuận, và mật độ dân số là 97,76 người/km2.

Trung tâm huyện Thuận Nam Ninh Thuận có đường sắt xuyên Việt và đường quốc lộ 1A, đường ven biển, tỉnh lộ 709 đi Ninh Sơn (nối với quốc lộ 27 đi Đà Lạt), ngoài ra còn có tỉnh lộ 710 chạy qua, cùng với đó là cảng Cà Ná – Nơi giao thương với thị trường trong nước và quốc tế thông qua đường biển.

Tài nguyên đất tại Thuận Nam Ninh Thuận

Theo kết quả của dự án điều tra bổ sung và chỉnh lý xây dựng bản đồ đất tại tỉnh Ninh Thuận, dựa trên tỷ lệ 1/50.000 do Phân viện QH & TKNN miền Nam – Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp tiến hành vào năm 2004, trên toàn huyện Thuận Nam Ninh Thuận có 7 nhóm đất, trong đó bao gồm 12 đơn vị phân loại đất. Cụ thể như sau:

Bảng tổng hợp các loại đất trên địa bàn huyện Thuận Nam Ninh Thuận

Bảng tổng hợp các loại đất trên địa bàn huyện Thuận Nam Ninh Thuận

Nguồn bảng tổng hợp: Phân viện Quy hoạch và TKNN miền Nam, thống kê năm 2004

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển tại Thuận Nam Ninh Thuận

Tổng diện tích của các bãi cát, cồn cát và đất cát biển tại Thuận Nam Ninh Thuận là 3.891,01ha, chiếm 3,19% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó bao gồm các loại đất được hình thành từ trầm tích biển, đồng thời có thành phần cơ giới thô hoặc hình thành bằng cát pha thịt trong suốt với độ sâu 0 – 100cm.

Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở xã Phước Dinh của huyện Thuận Nam. Phân loại của nhóm đất này bao gồm 3 loại chính là đất cát biển chiếm 3.728,03ha; đất cát đỏ chiếm 117,18ha; và đất cát vàng chiếm 45,79ha.

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất mặn tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất mặn này có tổng diện tích là 746,19ha, chiếm 1,32% diện tích tự nhiên trên toàn huyện Ninh Thuận. Trong đó bao gồm các loại đất được hình thành từ trầm tích trẻ, tuổi Holocene có nguồn gốc ở biển, sông – biển hoặc biển – đầm lầy và ít nhất ở một phụ tầng trong vòng 100cm có thành phần cơ giới mịn hơn cát mịn pha thịt.

Đất mặn Thuận Nam thường phân bố ở các khu vực có địa hình thấp trũng, vàn ven biển và các vùng cửa sông gần biển thuộc các xác Phước Diêm, Phước Dinh, Cà Ná. Nhóm đất mặn thuộc Thuận Nam Ninh Thuận được chia thành 2 đơn vị phân loại đất là đất mặn nhiều và đất mặn ít. Cụ thể là đất mặn nhiều chiếm 566,61ha, còn đất mặn ít chiếm 179,57ha.

Nhóm đất phù sa tại Thuận Nam Ninh Thuận

Tổng diện tích nhóm đất phù sa tại Thuận Nam Ninh Thuận là 1.1184ha, chiếm 2,1% diện tích tự nhiên của huyện này. Nhóm đất bao gồm các loại đất hình thành trên những trầm tích trẻ, tuổi Holocene có nguồn gốc từ sông – biển, trong vòng 100cm và không bị mặn. Đất phù sa tại Thuận Nam thường phân bố ở ven sông Lu và thuộc địa phận của các xã Nhị Hà, Phước Hà, Phước Ninh, Phước Nam.

Bên cạnh đó, đất phù sa ở Thuận Nam còn được chia thành 3 đơn vị phân loại, cụ thể là đất phù sa ngòi suối chiếm 550,25ha, đất phù sa lấy 534,75ha, còn đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng là 99ha.

Nhóm đất xám glây tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất này có tổng diện tích là 1.199,59ha, chiếm 2,12% diện tích tự nhiên của huyện Thuận Nam Ninh Thuận. Đất xám glây thường tập trung ở các xã Phước Ninh, Phước Nam, Nhị Hà, Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam. Hầu hết đất xám glây đều là đất ruộng trồng lúa bởi loại đất này có các tính chất phù hợp để chuyên canh lúa nước hoặc luân canh lúa nước cùng các loại cây trồng cạn quanh năm.

Nhóm đất xám glây tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất xám glây tại Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất này thường tập trung ở phần bậc thềm cao và phẳng trước núi trong vùng nội địa huyện Thuận Nam, ngoài ra có xuất hiện ở một phần nhỏ vùng đồi núi thấp. Tổng diện tích của đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn là 18.627,06ha, chiếm tới 33% tổng diện tích tự nhiên của huyện Thuận Nam Ninh Thuận.

Đơn vị phân loại của nhóm đất này là đất xám nâu vùng bán khô hạn. Loại đất này đang được sử dụng chủ yếu cho mục đích chăn thả, làm ruộng muối, trồng cây hàng năm, cùng với đó là một phần diện tích được khai thác để xây dựng các khu công nghiệp.

Nhóm đất đỏ vàng Thuận Nam Ninh Thuận

Nhóm đất đỏ vàng Thuận Nam Ninh Thuận có tổng diện tích 20.667,69ha, chiếm 36,61% tổng diện tích tự nhiên trên toàn huyện Thuận Nam. Đất đỏ vàng thường xuất hiện trên đá mắc – ma axit, phủ rộng khắp vùng núi cao của huyện này. Hầu hết diện tích đất đỏ vàng trên đá mắc – ma axit là đất rừng trồng, rừng tái sinh hoặc đất có các bụi cây xen lẫn cỏ dại, và có rất ít diện tích loại đất này là đất nương rẫy.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Thuận Nam Ninh Thuận

Diện tích của nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá Thuận Nam Ninh Thuận đạt 7.829,53ha, chiếm 13,87% diện tích tự nhiên của toàn huyện. Loại đất này thường tập trung ở địa phận các xã Phước Minh, Phước Dinh, Phước Diêm, Cà Ná. Đất xói mòn trơ đá có đặc điểm là tầng mỏng và xuất hiện chủ yếu ở những nơi địa hình núi cao dốc, ít khi ứng dụng cho nông nghiệp.

Trong nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn vị trí địa lý của Thuận Nam Ninh Thuận và thông tin về tài nguyên đất của huyện này. Phanrangland.com hy vọng rằng lượng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong thực tiễn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Đồng thời đừng quên thường xuyên theo dõi website Phanrangland.com để cập nhật những bài viết hay và bổ ích mới nhất!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

So sánh
Sắp xong, chọn thêm một tin đăng nữa để so sánh!